TheỹsắpcậpnhậtlệnhcấmchipvớiTrungQuốsano Reuters, một quan chức Mỹ cho biết Bộ Thương mại Mỹ đang nghiên cứu bổ sung một số điều khoản vào quy định xuất khẩu bán dẫn đã ban hành năm ngoái. Các nguồn tin khác nói bản cập nhật sẽ hạn chế Trung Quốc nhiều hơn nữa trong khả năng tiếp cận các công cụ sản xuất chip từ Mỹ và đồng minh như Hà Lan và Nhật Bản, đồng thời khắc phục một số lỗ hổng trong quy định đối với chip AI.
Cũng theo người này, Mỹ đã cung cấp thông tin về các điều khoản mới cho Trung Quốc những tuần gần đây, nhưng không tiết lộ chi tiết các cuộc thảo luận.
Bộ Thương mại Mỹ từ chối bình luận. Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Liu Pengyu cho biết "không nắm thông tin nào", nhưng phản đối các lệnh cấm tiềm năng.
"Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ áp đặt quá mức khái niệm an ninh quốc gia và lạm dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu để gây khó khăn một cách bừa bãi cho doanh nghiệp Trung Quốc", ông Pengyu nói.
Peter Harrell, một cựu quan chức Nhà Trắng, cho biết chưa rõ liệu chính quyền Biden có cảnh báo cho Bắc Kinh về quy định mới hay không. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu làm vậy, đây sẽ là "điểm uốn" đối với chính quyền Biden khi "cố gắng tránh gửi tín hiệu bị hiểu sai".
Lệnh hạn chế tiếp cận bán dẫn, trong đó có chip AI, được Mỹ đưa ra ngày 7/10/2022 với lý do ngăn Trung Quốc sử dụng công nghệ Mỹ để tăng cường sức mạnh quân đội. Cụ thể, các công ty trên thế giới không được phép bán chip máy tính hoặc công nghệ bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc nếu trong sản phẩm chứa công nghệ Mỹ. Họ phải nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt.
Cuối tháng 9, theo Nikkei Aisa, Mỹ tiếp tục gia cố lệnh cấm trong lĩnh vực bán dẫn, khi yêu cầu các bên nhận tài trợ trong khuôn khổ Đạo luật Chips không mở rộng năng lực sản xuất chất bán dẫn ở những quốc gia có thể gây nguy hại cho Mỹ trong 10 năm. Các công ty, cá nhân cũng bị hạn chế thực hiện nghiên cứu chung hoặc cấp phép bằng sáng chế công nghệ với tổ chức nước ngoài có liên quan.
Bảo Lâm(theo Reuters)